TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ
Doanh nghiệp Tôi đang đứng trên bờ vực phá sản, Tôi rất hoang mang, lo lắng không biết phải làm thế nào, mong Luật sư tư vấn giúp Tôi vấn đề này.
Ảnh. Phá sản - Doanh nghiệp cần làm gì?
SGI TƯ VẤN
Khi mà nguy cơ phá sản xảy ra một cách bất thình lình và không báo trước, doanh nghiệp vẫn có thể tự mình thoát ra khỏi “cơn khủng hoảng” này nếu biết xoay xở theo những hướng đề nghị sau đây của Tạp chí chuyên về kinh doanh Forbes của Mỹ:
1. Lập kế hoạch thoát hiểm phá sản
Đầu tiên, doanh nghiệp cần rà soát lại toàn bộ chứng từ hoá đơn để cắt giảm những khoản chi không đáng có. Tiếp đến, cắt giảm những khoản chi phí vận hành doanh nghiệp như điện nước, điện thoại, chi phí đi lại, hoãn hợp đồng bảo hiểm, những khoản chi xa xỉ, hoang phí cho các hoạt động không liên quan.
2. Đàm phán với các chủ nợ
Doanh nghiệp phải thuyết phục các chủ nợ bằng các kỹ năng tài chính, các thành tích tài chính mà doanh nghiệp đã đạt được trước đây,... phải làm sao để họ tin rằng tình trạng khủng hoảng hiện tại chỉ là một tai nạn không thể tránh khỏi và hoàn toàn không phải do hạn chế về năng lực.
Một điều mà các doanh nghiệp nên tránh khi thương thuyết với chủ nợ là đừng đưa ra những lời hứa suông kiểu “Chúng tôi sẽ cố trong thời gian sớm nhất”. Hãy đặt ra một thời hạn và lộ trình trả nợ cụ thể để các chủ nợ có thể tin tưởng và quay về nhà yên tâm chờ đợin đến lúc lấy lại tiền.
3. Tới văn phòng tư vấn phá sản
Có người đã ví von doanh nghiệp khi đến thời kỳ phá sản không khác gì một người giàu bị bệnh, bệnh hiểm nghèo. Để chữa được bệnh hiểm nghèo không còn cách nào khác là phải tìm cho được một thầy thuốc giỏi - và đó chính là các luật sư tư vấn phá sản.
Họ sẽ nghiên cứu một cách tỉnh táo nhất tình trạng của công ty và bản thân bạn để tìm ra những lối thoát có thể, hoặc những hướng đi ít tồi tệ nhất. Họ cũng sẽ giúp bạn phác thảo một kế hoạch mới với những gì còn lại.