KIẾN THỨC PHÁP LUẬT
Pháp luật quy định như thế nào về uỷ thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản?
Ảnh. Uỷ thác tư pháp trong giải quyết phá sản
SGI TƯ VẤN
- Uỷ thác tư pháp là việc Toà án này nhờ Toà án khác thực hiện giúp những hành vi tố tụng riêng lẻ cần thiết để bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự một cách nhanh gọn, hiệu quả.
- Trong vụ việc phá sản, tài sản hoặc các chủ nợ của doanh nghiệp đang bị áp dụng thủ tục phá sản có thể ở nhiều nơi khác nhau, do vậy việc thực hiện các hành vi tố tụng với vấn đề trên rất khó khăn và tốn kém, do vậy việc uỷ thác tư pháp trong trường hợp này là cần thiết.
- Trong quá trình giải quyết phá sản, Toà án nhân dân có thể ra quyết định uỷ thác để Toà án nhân dân khác thu hồi tài sản, lấy lời khai của những người tham gia thủ tục phá sản, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc biện pháp khác để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản.
- Toà án nhân dân nhận được quyết định uỷ thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được uỷ thác trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Toà án nhân dân đã ra quyết định uỷ thác.