0909 999 888 500 Hùng Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM

logo

Trang chủ»Hỏi đáp»Quản tài viên: Nghề còn ít biết trong giải quyết phá sản

Quản tài viên: Nghề còn ít biết trong giải quyết phá sản

Quản tài viên: Nghề còn ít biết trong giải quyết phá sản

 

Quản tài viên có phải là người trực tiếp quản lý tài sản của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản không? Đây là câu hỏi thường gặp khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và cần đến sự can thiệp của pháp luật để xử lý tài chính, tài sản, cũng như các mối quan hệ công nợ. Vậy trong trường hợp một cá nhân chỉ có bằng cử nhân luật, nhưng không phải là Luật sư hoặc Kiểm toán viên, thì có đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo quy định pháp luật hiện hành hay không? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vai trò, điều kiện hành nghề và những vấn đề thực tiễn xoay quanh vị trí đặc biệt này trong thủ tục phá sản doanh nghiệp.

  

Quản tài viên là người quản lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản của doanh nghiệp đúng không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Cá nhân, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản

Cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản gồm:

1. Quản tài viên;

2. Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Theo đó, cá nhân, doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản bao gồm:

(1) Quản tài viên;

(2) Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Như vậy, theo quy định nêu trên, trong quá trình giải quyết phá sản của doanh nghiệp, quản tài viên là người quản lý tài sản hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

 

Quản tài viên là người quản lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản của doanh nghiệp đúng không? (Hình từ Internet)

Người có trình độ cử nhân luật mà không phải là Luật sư và Kiểm toán viên thì có được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:

Điều kiện hành nghề Quản tài viên

1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

a) Luật sư;

b) Kiểm toán viên;

c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.

Theo đó, những người được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên bao gồm:

- Luật sư;

- Kiểm toán viên;

- Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

Như vậy, người không phải là Luật sư, Kiểm toán viên mà có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo thì vẫn là đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Điều kiện được hành nghề Quản tài viên bao gồm:

(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

(2)) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

(3) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Advertisements

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên đối với người không phải là Luật sư, Kiểm toán viên bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên như sau:

Cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên

1. Người thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật Phá sản muốn hành nghề quản lý, thanh lý tài sản thì lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-01 ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản chụp Thẻ luật sư đối với luật sư; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên; bản chụp bằng cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng đối với người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;

c) Giấy tờ chứng minh có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng làm việc;

d) 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp Phiếu lý lịch tư pháp.

...

Như vậy, theo quy định nêu trên, hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên đối với người không phải là Luật sư, Kiểm toán viên bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên theo mẫu TP-QTV-01 ban hành kèm theo Nghị định 22/2015/NĐ-CP;

- Bản chụp Thẻ luật sư đối với luật sư; bản chụp Chứng chỉ kiểm toán viên đối với kiểm toán viên;

Bản chụp bằng cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng đối với người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;

- Giấy tờ chứng minh có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được đào tạo có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng làm việc;

- 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp yêu cầu người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nộp Phiếu lý lịch tư pháp.

Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Phá sản 2014, Quản tài viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề trong các trường hợp sau:

- Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;

- Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán viên;

- Bị thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 46 của Luật này trong hai vụ việc phá sản trở lên.

 

 

 

 

 

 

Từ khoá:

 

Tư vấn phá sản

Luật sư phá sản

Phá sản

Phá sản doanh nghiệp

Quản tài viên
Quản lý và Thanh lý tài sản

Xử lý Nợ

Luật sư xử lý nợ

Xoá nợ

Tư vấn Giãn nợ

Giải thể doanh nghiệp

 

Xoá nợ thuế

bài viết mới nhất

Hội thảo Quản Tài Viên

  • Mô tả

    “Hội thảo về giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; kết hợp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng kiến thức pháp luật cho Quản tài viên”

     

  • Ai là người có đủ điều kiện hành nghề Quản tài viên?

  • Mô tả

    Như vậy, người được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên bao gồm: - Luật sư; - Kiểm toán viên;

  • Hoàn thiện chế định Quản tài viên trong luật phá sản

  • Mô tả

    Quản tài viên là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật phá sản tại Việt Nam, đóng vai trò then chốt trong việc quản lý tài sản, thanh lý tài sản và giám sát quá trình phục hồi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, hiện nay, khung pháp lý về quản tài viên tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, đòi hỏi cần hoàn thiện để đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch.

  • Quản tài viên – Ngành nghề mới ở Việt Nam

  • Mô tả

    Quản tài viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết phá sản. Vậy, công việc cụ thể của họ là gì và phải đáp ứng những điều kiện nào để trở thành một Quản tài viên?

  • Doanh nghiệp phá sản và vai trò của Quản tài viên

  • Mô tả

    Phá sản là tình trạng pháp lý của một doanh nghiệp khi mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, bị tòa án tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Phá sản 2014. Đây là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của một doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự can thiệp của các cơ quan chức năng để đảm bảo quá trình thanh lý tài sản và phân chia nghĩa vụ công bằng giữa các bên liên quan.

  • Khi nào quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi?

  • Mô tả

    Chế độ thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định như thế nào? Có phải bị thay đổi nếu thuộc trường hợp bị tạm đình chỉ hành nghề thanh lý tài sản?

  • Những hành vi bị cấm đối với quản tài viên theo luật phá sản?

  • Mô tả

    Cho thuê, cho mượn hoặc để người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên nhằm thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản; Gợi ý hoặc nhận tiền, lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sảnngoài chi phí hợp pháp theo quy định.

     

     

  • Phá sản không thể thiếu quản tài viên?

  • Mô tả

    Quản tài viên là một chế định pháp lý quan trọng được quy định lần đầu tiên trong Luật Phá sản năm 2014. Việc hiểu rõ vai trò và địa vị pháp lý của quản tài viên không chỉ giúp doanh nghiệp, chủ nợ và các bên liên quan bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, mà còn góp phần bảo đảm quá trình giải quyết phá sản diễn ra minh bạch, hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, SGI sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về chức năng, nhiệm vụ và tầm quan trọng của quản tài viên trong quy trình phá sản theo quy định pháp luật hiện hành.a

  • Quản tài viên đóng vai trò như thế nào trong thủ tục phá sản?

  • Mô tả

    Quản tài viên là chủ thể quan trọng trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp. Không chỉ là người trung gian giữa các bên, quản tài viên còn có quyền quyết định những vấn đề mấu chốt ảnh hưởng đến việc xử lý nợ, phân chia tài sản và phục hồi hoạt động kinh doanh. Hiểu rõ vai trò và quyền hạn của quản tài viên sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược phù hợp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản.

  • logo

    Hãy để kinh nghiệm của chúng tôi trở thành kim chỉ nam cho các quyết định pháp lý của bạn

    Liên hệ

    CÔNG TY HỢP DANH QUẢN LÝ VÀ THANH LÝ TÀI SẢN SÀI GÒN

    Mã số thuế: 0313468798

    Hotline: 0966 288 855

    Địa chỉ: 250 Nguyễn Hoàng, Phường Bình Trưng, TP. HCM

    Email: xuanhonglaw@gmail.com

    ĐĂNG KÝ

    Đăng ký nhận tin
    Đăng ký để nhận được được thông tin mới nhất từ chúng tôi.

    Email(*)
    Trường bắt buộc

    Gửi